11 sự cố về sơn và cách khắc phục

11-su-co-ve-son-thuong-gap-va-cach-khac-phuc

Trong cuộc sống hàng ngày, các bạn không khỏi bắt gặp những ngôi nhà từ nhà phố đến ngay cả những biệt thự,… có những màu sơn bị lỗi. Có những nhà màng sơn bị nhăn, bị nứt bạc màu đó là những hiện tượng lỗi màng sơn nhẹ.

Có những nhà màng sơn bị rêu mốc, sơn bị bay màu, sơn bị phồng rộp, phấn hóa, màng sơn bị nhăn, chảy xệ hay màng sơn có hiện tượng muối hóa, bong tróc.

Vậy, những hiện tượng lỗi sơn trên có thường xuyên xảy ra không và có cách nào để khắc phục, xử lý các lỗi đó.

Trong bài viết này chúng tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu các sự cố xảy ra với sơn và cách khắc phục các lỗi đó.

Các lỗi thường gặp khi sơn và cách khắc phục

Màng sơn bị phồng rộp

nguyen-nhan-loi-mang-son-bi-phong-ro-cach-khac-phuc (1)

Nguyên nhân:
– Sử dụng loại sơn lót kém chất lượng
– Độ ẩm tường quá cao
– Xử lý bề mặt không kỹ trước khi tiến hành sơn
– Sử dụng không phù hợp trên bề mặt ẩm ướt như sơn Alkyd và các sơn gốc dầu khác.

Cách khắc phục
– Nếu màng sơn không bị phồng rộp từ bề mặt phủ: tiến hành cạo sạch lớp sơn, xử lý bề mặt và sơn lại
– Nếu màng sơn bị phồng rộp từ bề mặt phủ: cạo sạch lớp sơn phồng rộp rồi thực hiện sơn lót và sơn phủ. Đồng thời thông gió và sửa chữa các nơi bị thấm để tránh tiếp tục bị ẩm

Hiện tượng màng sơn bị nhăn

nguyen-nhan-loi-mang-son-bi-nhan-va-cach-khac-phuc

Lớp màng sơn trên tường bị nhăn, sần sùi sẽ gây mất thẩm mỹ
Nguyên nhân:
– Sơn quá dày, làm cho lớp màng sơn khó liên kết và tạo màng liên tục.
– Sơn trong điều kiện quá nóng hoặc bề mặt công trình bị nóng. Điều này dẫn đến các lớp màng sơn khô không đồng đều, lớp trong khô chậm hơn lớp ngoài.
– Mưa, rêu mốc hay độ ẩm cao tác động đến lớp màng sơn.
– Sơn không đúng theo quy trình, chưa khô lớp sơn trong đã sơn tiếp lớp ngoài (vi phạm thời gian thi công cách lớp).
– Sơn trên bề mặt chưa được vệ sinh, dính nhiều tạp chất và bụi bẩn.

Cách khắc phục sự cố
– Cạo sạch lớp màng sơn bị nhăn và làm vệ sinh bề mặt, sau đó sơn lại bằng sơn ngoại thất chất lượng. Trong quá trình sơn, phải tuân thủ thời gian thi công cách lớp và chú ý đến điều kiện thời tiết, tránh sơn trong thời tiết xấu, quá nóng hoặc quá lạnh

Bề mặt tường sơn bị phấn hóa

nguyen-nhan-mang-son-bi-phan-hoa-va-cach-xu-ly

Khi dùng tay xoa lên bề mặt thì thấy tay bị dính lớp phấn thì nghĩa là màng sơn bị phấn hóa

Nguyên nhân:
– Loại sơn được sử dụng không đảm bảo, rẻ tiền và kém chất lượng.
– Chưa xử lý bề mặt sạch sẽ trước khi thi công.
– Pha sơn quá loãng, không đúng tỷ lệ.

Cách khắc phục
– Chà sạch bụi phấn bằng giấy nhám rồi vệ sinh lại bề mặt. Tiếp theo, sơn một lớp sơn lót bên trong và sơn phủ lại bằng loại sơn có chất lượng tốt bên ngoài.

Lỗi màng sơn bị bóng tróc

mang-son-bi-bong-troc-va-cach-xu-ly

Độ bám dính giảm làm màng sơn bị tróc lớp phủ hoặc tróc hết các lớp ra khỏi bề mặt mặt vật chất

Nguyên nhân:
– Tác động của thời tiết như mưa, độ ẩm và các dạng khác của ẩm,…
– Chất lượng sơn dùng trong thi công không tốt.
– Tiến hành sơn trong điều kiện không đảm bảo như bề mặt bị ướt, bề mặt chưa được xử lý sạch sẽ, mưa hay không khí lạnh.
– Bề mặt bị thấm dẫn đến bong tróc các màng sơn.

Cách khắc phục
– Nếu màng sơn bị tróc do tác động của độ ẩm bên trong:
+ Cạo bỏ lớp sơn bị sự cố và vệ sinh bề mặt. Sau đó tiến hành sơn lại bằng sơn dầu hoặc sơn nước chất lượng tốt.
+ Những khu vực hay bị ẩm ướt cần thực hiện các biện pháp thông gió.
– Nếu màng sơn bị tróc do tác động của độ ẩm bên ngoài:
+ Loại bỏ những cành cây ngã vào tường hay dựa sát tường.
+ Kiểm tra và trám những nơi bị hở cũng như sửa lại mái để hạn chế tác động của độ ẩm.
+ Tiến hành làm sạch và sửa chữa máng xối.

Màng sơn bị nứt, bong

Dấu hiệu để nhận biết sự cố này là sự xuất hiện của các vết nứt gãy, tróc dạng vảy

Nguyên nhân:
– Thi công trong điều kiện thời tiết kém như quá lạnh hay quá nóng. Điều này làm màng sơn khô trước thời gian quy chuẩn.
– Chất lượng sơn dùng trong thi công thấp.
– Sơn không đúng cách, các lớp sơn quá mỏng hoặc quá dày.
– Không tiến hành sơn lót cho bề mặt gỗ và vệ sinh bề mặt chưa sạch trước khi sơn.

Cách khắc phục sự cố
– Nếu bị nứt bởi lớp mastic: cạo sạch sẽ lớp sơn và mastic Tiếp đến phủ lớp mastic mới và chà nhám bề mặt. Cuối cùng, chọn các loại sơn có chất lượng cao để sơn lót và sơn phủ lại.
– Nếu bị nứt chưa đến bề mặt vật chất: tiến hành loại bỏ lớp sơn bị nứt, vệ sinh bề mặt và sử dụng những loại sơn trong hệ thống sơn đã đề nghị để sơn lại.

Bề mặt màng sơn bị rêu mốc

son-tuong-bi-reu-moc-va-cach-khac-phuc

Màng sơn bị rêu mốc khi xuất hiện những đốm màu xám, nâu hay đen trên bề mặt màng sơn

Nguyên nhân
– Khu vực sơn thuận lợi cho rêu mốc phát triển như bị ẩm ướt, ánh sáng mặt trời không chiếu đến.
– Sơn nước được dùng trong thi công có chất lượng kém.
– Chất lượng lớp sơn lót không đạt yêu cầu nhưng vẫn tiến hành sơn.
– Thi công trên bề mặt chưa được xử lý sạch sẽ.

Cách khắc phục
– Sử dụng dung dịch tẩy và bàn chải để làm sạch bề mặt bị rêu mốc. Nên dùng khẩu trang, kính và bao tay khi thực hiện để bảo vệ sức khỏe.
– Sau khi dung dịch tẩy đã ngấm thì rửa sạch bề mặt, để khô và sử dụng loại sơn chống rêu mốc để sơn lại.

Màng sơn bị hiện tượng muối hóa

tuong-son-bi-hien-tuong-muoi-hoa

Nếu thấy các kết tinh dạng muối trên bề mặt sơn thì chứng tỏ màng sơn đã bị nổi muối

Nguyên nhân:
– Tác động của độ ẩm làm tường bị thấm ẩm từ ngoài vào trong.
– Xử lý chưa đạt đối với bề mặt cũ đã bị nổi muối trước đó.

Cách xử lý hiện tượng
– Cạo sạch bề mặt bị nổi muối, vệ sinh bề mặt, để khô rồi sơn lại bằng loại sơn có chất lượng tốt.
– Tiến hành thông gió các khu vực thường bị ẩm như phòng tắm, nhà bếp,..

Sơn bị lệch màu – khác màu

Trên tường có các vùng màu sắc khác nhau thành từng mảng có ranh giới rõ rệt, ở những chỗ dặm vá.

Nguyên nhân
– Dùng sơn không đúng loại sơn ban đầu để dặm vá
Sơn chưa đủ lớp nên màu sắc khác nhau
Thời gian sơn lại cách nhau quá lâu sẽ gây khác màu.
– Sơn cách nửa, hoặc chỗ giáp mí lăn không đều.
– Pha nước không đều nên màu khác nhau.
– Dụng cụ thi công khác nhau
Mảng tường có sơn lót và không có sơn lót sẽ có màu khác nhau (rất thường gặp khi dặm vá).
Các loại sơn có độ bóng cao khi sơn lên tường không phẳng sẽ thấy khác màu do độ bóng không đều.

Cách khắc phục
– Kiểm tra màu sơn, loại sơn trước khi dặm vá ( bôi thử lên tường cũ, chờ khô xem có đúng màu hay không)
Thi công:
– Pha sơn với tỷ lệ đều nhau. Dùng cùng 1 dụng cụ khi thi công trên 1 mảng tường
– Không sơn cách nửa, hạn chế dặm vá trên lớp sơn hoàn thiện khi 2 lần sơn cách nhau quá lâu.
Khi bắt buộc dặm vá, cần sơn nguyên cả mảng tường.
Sơn cùng 1 hệ thống cho cùng 1 mảng tường.
Với các loại sơn có độ bóng cao phải chuẩn bị bề mặt tường thật phẳng và tránh dặm vá khi thi công sơn bóng.

Hiện tượng màng sơn bị chảy xệ

mang-son-bi-chay-vet-cach-khac-phuc

Là hiện tượng trên bề mặt màng sơn có những vệt sơn bị chảy xuống thành vệt, nhìn mất tính thẩm mỹ.

Nguyên nhân:
– Sử dụng sơn quá loãng.
– Bề mặt cần sơn quá nhẵn, sơn không thể bám vào.
– Sử dụng sơn có chất lượng kém.
– Thi công màng phim quá dày.
– Phun sơn quá gần bề mặt cần thi công.

Cách khắc phục
– Pha dung môi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Cần phải xả nhám bề mặt đạt yêu cầu trước khi sơn nếu bề mặt cần sơn quá nhẵn.
– Sử dụng sơn có chất lượng tốt.
– Sơn đúng phương pháp, đảm bảo độ dày màng sơn đạt yêu cầu thi công.
– Nếu sơn vẫn còn ướt, loại bỏ lớp sơn ướt, làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, sau đó sơn lại bằng sơn có chất lượng tốt.

Hiện tượng bề mặt màng sơn có vệt lu lăn sơn hoặc vết chổi sơn

Là hiện tượng màng sơn không được bằng phẳng, có nhiều vết cọ hoặc con lăn không mong muốn khi màng sơn khô.

Nguyên nhân:
– Sơn chưa được pha loãng đủ định mức hoặc nhúng lu lăn sơn quá đậm
– Sơn tiếp lớp thứ 2 bằng cọ hoặc con lăn khi mà lớp thứ nhất chưa khô hoàn toàn.
– Sử dụng loại cọ, con lăn không đúng hoặc chất lượng kém.
— Hoặc sơn chất lượng kém, quá nhiều bột độn

Cách xử lý
– Dùng sơn chất lượng cao, có độ dàn phẳng tốt.
– Sử dụng cọ hoặc con lăn có chất lượng tốt, thích hợp cho từng loại sơn.
– Thi công đúng phương pháp.
– Pha loãng sơn theo đúng chỉ định của nhà sản xuất.

Hiện tượng bay màu sơn

hien-tuong-son-bi-bay-mau-bac-mau-va-cach-khac-phuc

Là hiện tượng thường xảy ra đối với các sản phẩm sơn ngoại thất, do tác động của ánh sáng mặt trời làm cho màu sơn bị bay màu, nhạt màu một chòm hoặc bị toàn bộ cả tường.

Nguyên nhân:
– Sử dụng sơn trong nhà (nội thất) thi công cho ngoài trời.
– Sử dụng sơn chất lượng thấp dẫn tới hiện tượng phấn hóa của màng sơn.
– Không sử dụng sơn lót chống kiềm hoặc sử dụng sơn lót chống kiếm chất lượng thấp.
– Dùng những tông màu dễ bị ảnh hưởng của tia tử ngoại (tia UV) như : màu đỏ tươi, màu xanh dương, màu vàng tươi.

Cách khắc phục
– Nếu bay màu xảy ra do hiện tượng phấn hóa thì thì áp dụng theo trường hợp của hiện tượng bị phấn hóa dưới đây.
– Nếu hệ thống sơn chưa sử dụng sơn lót thì phải sử dụng sơn lót chống kiềm có chất lượng.
– Sau đó, sơn hoàn thiện bằng sơn phủ ngoại thất có chất lượng cao và màu sắc phù hợp cho ngoài trời.
– Nếu nguyên nhân là do màu bị tác động của tia tử ngọai thì không cần dùng sơn lót, chỉ sơn lại bằng hai lớp sơn phủ ngọai thất có chất lượng cao, màu sắc thích hợp cho ngọai thất.

Trong quá trình thi công hoặc sử dụng mà gặp những sự cố về sơn trên, các bạn cần tư vấn khắc phục hãy liên hệ ngay chúng tôi.

Các bạn xem thêm

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẠN NÊN XEM THÊM

Scroll to Top
error: Alert: Nội dung được bảo vệ !!